Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Theo Chiều Cao Người Việt | TÂM VĨNH THÁI

Kinh nghiệm mua tủ bếp - 18/01/2022

Kích thước bếp như thế nào phù hợp nhất cho người Việt sử dụng?

Sẽ thật khó khăn cho người nội trợ khi nấu nướng trong căn bếp có kích thước tủ bếp không phù hợp với mình. Tủ bếp trên quá cao nên khó khăn trong việc lấy đồ ở trên hay bệ bếp dưới quá thấp khiến người nội trợ luôn phải khòm lưng để rửa chén trong bồn. Rõ ràng ngoài yếu tố thẩm mỹ, kích thước vừa vặn là điều vô cùng quan trọng để có một tủ bếp hoàn hảo. 

Cùng Tâm Vĩnh Thái tìm hiểu các kích thước tủ bếp chuẩn phù hợp với thể trạng người Việt.

Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn phù hợp theo nhân trắc học người Việt - Tâm Vĩnh Thái
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn phù hợp theo nhân trắc học người Việt – Tâm Vĩnh Thái

Xem thêm: 100+ Mẫu tủ bếp gỗ đẹp hiện đại

1. Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn

Tủ bếp dưới là phần quan trọng vì đảm nhiệm hầu như các chức năng chính của bếp: làm bệ đỡ cho mặt đá phía trên, đảm bảo diện tích bề mặt đủ rộng cho người nội trợ hoạt động, cũng như có không gian chứa đồ thoải mái. Vì vậy tủ bếp dưới được thiết kế chắc chắn, sử dụng chất liệu chống ẩm, chống nước với chiều sâu tủ dài hơn tủ bếp trên.

Các kích thước chung của tủ bếp dưới gồm:

  • Chiều cao tính từ sàn lên tới mặt bàn bếp: 810mm – 920mm (thấp hơn khuỷu tay khoảng 10cm)
  • Chiều sâu của tủ: 560mm – 600mm; 
  • Chiều rộng: Phụ thuộc vào diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của chủ nhà.

Được cấu thành từ chân tủ, thùng tủ và mặt bếp, kích thước chi tiết của từng thành phần cũng cần được quan tâm.

Chiều cao tủ bếp dưới phụ thuộc vào kích thước mặt đá bếp, thùng tủ bếp và chân bếp
Chiều cao tủ bếp dưới phụ thuộc vào kích thước mặt đá bếp, thùng tủ bếp và chân bếp

Kích thước thùng tủ:

  • Chiều sâu tiêu chuẩn: 560 – 600mm (bao gồm cánh tủ). 

Tùy vào nhu cầu sử dụng, đôi khi độ sâu tủ bếp dưới được thiết kế rộng hơn hoặc hẹp hơn. Ví dụ: Chiều sâu 920mm khi phần tủ này được thiết kế kết hợp đặt tủ lạnh. Hay tủ bếp mini cho căn hộ nhỏ có chiều sâu bằng với module tủ bếp trên chỉ khoảng 350mm.

  • Chiều rộng thùng tủ: Các kích thước chiều rộng module tủ bếp dưới thường được chọn là: 250mm,300mm, 400mm, 500mm, 600mm, 800mm hoặc 900mm.

Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng module tủ mà kích thước mỗi phần có thể khác nhau. Như là làm kệ để gia vị, kệ để chén đĩa; thùng gạo, thùng rác, thùng tủ đặt lò nướng; hay hộc tủ bếp lưu trữ đồ vật.

Kích thước mặt đá bếp:

  • Chiều rộng (chiều sâu): Mặt bàn bếp thường nhô ra một chút so với phần thùng tủ 10mm. Kích thước chiều sâu phổ biến là bệ bếp 610mm, tủ bếp 600mm.
  • Độ dày mặt bàn: thường từ 20 – 40mm. Phổ biến nhất là 20mm.

Có thể bạn quan tâm: Các loại đá ốp bếp thông dụng dùng cho tủ bếp

Mặt bếp luôn được thiết kế nhô ra một chút so với phần thùng tủ dưới
Mặt bếp luôn được thiết kế nhô ra một chút so với phần thùng tủ dưới

Kích thước chân tủ:

  • Chiều cao: Chiều cao tiêu chuẩn của chân tủ bếp là 100mm
  • Độ thụt vào: Chân tủ thường được thiết kế thụt vào so với phần thân trên để hoạt động dễ dàng. Độ sâu thụt vào của phần chân đế so với tủ bếp dưới từ 10 – 70 mm.

2. Kích thước tủ bếp trên tiêu chuẩn

Tủ bếp trên hay còn gọi là tủ treo tường, được dùng để cất giữ các đồ vật ít sử dụng thường xuyên như các loại máy móc, dụng cụ đặc biệt, hay chén dĩa dùng cho các dịp, đám tiệc tùng. Đây cũng là nơi lắp đặt máy hút mùi, kệ để ráo nước chén đĩa vừa rửa.

Các thông số tiêu chuẩn tủ bếp trên là:

  • Chiều cao: Kích thước chiều cao tủ bếp treo tường rất đa dạng. Các kích thước thông dụng là 350mm, 700mm và 900mm.
  • Chiều sâu: Tủ bếp trên thường được thiết kế gọn nhẹ hơn tủ dưới với chiều sâu chỉ từ 300 – 350mm. Phổ biến nhất là tủ sâu 350mm.
  • Chiều rộng: Phụ thuộc vào diện tích không gian và nhu cầu sử dụng của chủ nhà.

Kích thước thùng tủ treo tường:

  • Các kích thước chiều rộng module tủ bếp trên cũng tương tự như tủ bên dưới. Phổ biến là 250mm,300mm, 400mm, 500mm, 600mm, 800mm hoặc 900mm.
  • Với những module đặt các vật dụng chuyên biệt thì có các kích thước chuẩn theo phụ kiện. Như chỗ đặt máy hút mùi thường có chiều rộng là 700mm, thùng tủ bếp đặt kệ chén đĩa ráo nước thường có kích thước từ 600 – 900mm.
Thùng kệ nâng hạ chén đĩa với chiều rộng 800mm
Thùng kệ nâng hạ chén đĩa với chiều rộng 800mm

Kích thước tủ bếp kịch trần:

  • Ngoài các kiểu dáng tủ bếp thông thường với 2 tầng trên và dưới, nhiều gia đình làm thêm 1 tầng tủ bếp kịch trần để tận dụng khoảng trống bên trên lưu trữ thêm đồ đạc và tạo sự sang trọng, bề thế cho căn bếp.
  • Chiều cao tầng cao nhất này sẽ dao động trong khoảng 350mm, 600mm, 700mm, 900mm tùy theo chiều cao trần nhà và yêu cầu của gia chủ.

3. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới tiêu chuẩn

Khoảng giữa 2 bộ phận tủ bếp trên và dưới thường được ngăn cách bởi mặt kính hoặc đá ốp tường, vừa tạo thẩm mỹ lại thuận tiện cho việc lau chùi dầu mỡ sau mỗi lần nấu nướng. 

Diện tích khoảng giữa 2 tủ bếp cần đủ rộng để người nội trợ sinh hoạt dễ dàng, cũng như để các thiết bị hoạt động hiệu quả nhất.

Khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 bộ phận này nằm trong khoảng từ 600 – 650mm.

Khoảng giữa tủ bếp trên và dưới thường từ 600 - 650mm
Khoảng giữa tủ bếp trên và dưới thường từ 600 – 650mm

4. Kích thước cánh tủ bếp:

Kích thước của phần cánh tủ phụ thuộc vào chất liệu làm ra nó: gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp.

Kích thước cánh tủ bếp tự nhiên:

Gỗ tự nhiên loại tốt có độ bền cao nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh trong quá trình sử dụng, đặc biệt trong điều kiện ẩm, nóng. Vì vậy cánh tủ bếp gỗ tự nhiên thường không quá to.

Chiều rộng cánh tủ gỗ tự nhiên thường dao động từ 250 – 500mm

Kích thước cánh tủ bếp gỗ công nghiệp:

Khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp được tạo thành từ mùn gỗ trọn hỗn hợp keo chuyên biệt được ép dưới áp suất lớn. Vì vậy gỗ công nghiệp có khổ lớn và không sợ bị cong vênh. 

Chiều rộng cánh tủ gỗ công nghiệp có thể lớn hơn, dao động từ 250 – 700mm.

Để đảm bảo cả về chất lượng và yếu tố thẩm mỹ, cánh tủ thường được thiết kế với chiều rộng 300-500mm. Đây cũng là khoảng an toàn để thiết kế cánh tủ mà bạn không cần lo lắng chất liệu bạn chọn sẽ không phù hợp.

Tùy vào diện tích bếp, yêu cầu gia chủ về phân chia các phụ kiện mà người thiết kế sẽ chọn lựa kích thước thùng và cánh tủ sao cho phù hợp và thẩm mỹ nhất.

Cấu trúc một tủ bếp chữ L theo kích thước tiêu chuẩn - Tâm Vĩnh Thái
Cấu trúc một tủ bếp chữ L theo kích thước tiêu chuẩn – Tâm Vĩnh Thái

5. Kích thước bàn đảo bếp chuẩn

Đảo bếp hay còn gọi là bàn đảo là một phần của tủ bếp nhưng được thiết kế tách rời, nhằm mở rộng khu vực hoạt động. Đảo bếp thường được sử dụng để làm bồn rửa, bàn sơ chế thực phẩm hoặc kết hợp quầy bar, bàn ăn. Nhiều người tận dụng không gian bên dưới bàn đảo làm nơi cất giữ đồ vật.

Chiều cao bàn đảo thường được thiết kế bằng hoặc cao hơn chiều cao tủ bếp
Chiều cao bàn đảo thường được thiết kế bằng hoặc cao hơn chiều cao tủ bếp

Thông số kích thước tiêu chuẩn cho bàn đảo bếp:

  • Chiều cao: Chiều cao bàn đảo thường ngang bằng hoặc cao hơn so với chiều cao của tủ bếp. Thông dụng nhất là kích thước 810mm
  • Chiều sâu: Chiều sâu lý tưởng của bàn đảo nằm trong khoảng 500mm
  • Chiều dài: Tùy vào không gian bếp mà người thiết kế sẽ cân đối chiều dài bàn đảo phù hợp. Tối thiểu là 900mm.

6. Các kích thước khác cần chú ý khi thiết kế tủ bếp

Chiều rộng lối đi

Ngoài những quy cách tủ bếp chuẩn, không gian đi lại trong bếp cũng cần được lưu ý để khi đi lại hay mở cánh tủ, người nội trợ không gặp vướng víu, trở ngại, gây khó khăn trong quá tình nấu bếp.

Chiều rộng lối đi thông dụng nhất là 1m. Đối với những căn bếp có diện tích nhỏ, thì khoảng cách này tối thiểu nên đạt 90cm.

Không gian đi lại cần đủ rộng để không gây vướng víu cho người nội trợ
Không gian đi lại cần đủ rộng để không gây vướng víu cho người nội trợ

Chiều rộng lối đi ở đây bao gồm khoảng cách giữa tủ bếp và tường, khoảng giữa 2 phần tủ bếp song song, khoảng cách giữa tủ bếp và bàn ăn hoặc bàn đảo bếp.

Nguyên tắc “Tam giác hữu dụng” trong kích thước bếp

“Tam giác hữu dụng” (kitchen “work triangle”) là một nguyên tắc vàng trong thiết kế tủ bếp. Tam giác này được tạo nên bởi ba thiết bị bếp chính: bếp nấu – tủ lạnh – bồn rửa.

Để có thể đảm bảo tính tiện dụng, tối ưu khoảng cách di chuyển và thời gian nấu nướng thì ba thiết bị này nên được xếp gần nhau, vừa vặn với người dùng.

Chu vi “tam giác hữu dụng” lý tưởng cho bếp là từ 5m5-6m
Chu vi “tam giác hữu dụng” lý tưởng cho bếp là từ 5m5-6m

Độ dài của mỗi cạnh tam giác tối thiểu là 1m2 và không nên vượt quá 2m7. Quãng đường di chuyển giữa 3 thiết bị này chính là chu vi của tam giác (bằng tổng 3 cạnh tam giác cộng lại = a+b+c). Con số lý tưởng cho quãng đường này là từ 5m5 – 6m.

7. Tính toán kích thước tủ bếp chuẩn theo phong thủy

Trong văn hóa của người Việt, ngoài để ý đến tính tiện dụng và thẩm mỹ, thì yếu tố phong thủy cũng là một điều được quan tâm khi thiết kế tủ bếp. Người ta quan niệm rằng, những con số phong thủy phù hợp sẽ đem đến may mắn, tài lộc và sự hạnh phúc cho gia đình. Đặc biệt khi tủ bếp là nơi gắn kết, giữ lửa gia đình.

Thước Lỗ Ban là loại thước phong thủy được sử dụng phổ biến trong thiết kế và xây dựng nhà ở. Loại thước được dùng để đo kích thước phù hợp phong thủy cho tủ bếp là thước Lỗ Ban 42.9

Một số thông số kích thước bếp hợp phong thủy theo thước Lỗ Ban:

  • Chiều cao của bếp dưới tính từ sàn nhà tới mặt bàn bếp theo phong thủy tốt nhất là 810 – 870mm. Trong đó chiều cao thông dụng là 810mm. Riêng đối với tủ bếp có lắp đặt máy rửa chén thì chiều cao thích hợp là từ 860 – 870mm.

Chiều cao của tủ bếp dưới theo phong thủy-thước Lỗ Ban

  • Chiều sâu tủ bếp dưới theo phong thủy là 610mm.

Chiều sâu của bếp theo phong thủy-thước Lỗ Ban

8. Đơn vị thi công bếp đẹp với kích thước chuẩn cho người Việt

Một tủ bếp nhìn đẹp thôi chưa đủ, còn rất nhiều yếu tố khác để tạo nên một căn bếp hoàn hảo cho gia chủ như tính tiện dụng, sự phù hợp và sự chắc chắn bền bỉ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một đơn vị thiết kế – thi công tủ bếp uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để hiện thực hóa mong muốn của bạn.

Với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất. Tâm Vĩnh Thái tự hào là đơn vị thi công tủ bếp chất lượng với chi phí hợp lý và chính sách hấp dẫn cho quý khách hàng:

  • Xưởng sản xuất 2000m2 với máy móc thiết bị hiện đại và thợ có tay nghề sản xuất lâu năm.
  • Cam kết thành phẩm đúng theo thiết kế.
  • Được tư vấn kỹ lưỡng và trực tiếp lựa chọn mẫu mã và vật liệu đa dạng, phù hợp ngân sách.
  • Dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng tận tâm với chính sách bảo hành, bảo trì uy tín.

Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Thiết kế – Thi công Tủ bếp của Tâm Vĩnh Thái.

Tâm Vĩnh Thái có đội ngũ thợ thầy dày dặn kinh nghiệm

9. Các mẫu tủ bếp đẹp thiết kế theo tiêu chuẩn của Nội Thất Tâm Vĩnh Thái

Tủ bếp Acrylic bóng gương chữ U hiện đại – Nhà phố chị Mai Anh:

Tủ bếp gỗ sồi Mỹ chữ I theo kích thước chuẩn – nhà phố anh Khánh

Tủ bếp thiết kế kịch trần kết hợp kệ tủ rượu – anh Kim Anh

Tủ bếp Melamine chữ I kết hợp bàn đảo bếp – anh Tú

Tủ bếp Acrylic chữ L – Anh Tín

 

Với những con số trên đây, có thể thấy, chiều cao tổng thể của toàn bộ tủ bếp rơi vào khoảng 2100 – 2400mm. Đây là kích thước chung, phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt. Với những yêu cầu đặc thù như làm tủ kịch trần hay người sử dụng có chiều cao đặc biệt, đơn vị nội thất sẽ tư vấn kĩ càng để phù hợp theo yêu cầu của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Làm Tủ bếp Uy tín Chất lượng

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, liên hệ ngay Tâm Vĩnh Thái để được tư vấn thêm.

Sản phẩm bán chạy

Tủ bếp chữ L cho phòng bếp nhỏ

đ

Tủ bếp cho căn hộ mini

đ

Tủ bếp chữ L gỗ công nghiệp cánh Acrylic

đ

Kinh nghiệm mua tủ bếp

[ Tổng Hợp] 30+ Mẫu Tủ Bếp Gỗ Tự Nhiên ...

08/03/2022

Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Theo Chiều Cao Người ...

18/01/2022

Tìm Hiểu Các Loại Đá Ốp Bếp Thông Dụng Dùng ...

29/12/2021